Trẻ chậm tăng cân – Nguyên nhân từ đâu?

Đăng ngày 21/10/2021

Theo alobacsi.com

Chậm tăng cân là tình trạng chung của các bé hiện nay, điều đó khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng vì không biết nguyên nhân từ đâu. Nhiều gia đình đã dùng nhiều cách khác nhau để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ từ lúc còn trong bụng mẹ, tuy vậy thể trạng, cân nặng và chiều cao của trẻ lại không thay đổi, vậy có phải do thực đơn ăn của bé chưa đúng hay hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém dẫn tới hấp thu dinh dưỡng không hoàn toàn?

Hệ tiêu hóa kém là nguyên nhân khiến trẻ còi cọc, chậm tăng cân

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên nhân chính của các vấn đề trên là từ hệ tiêu hóa hoạt động kém khiến những chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể khó hấp thu hoàn toàn và làm trẻ luôn có cảm giác no, ăn không ngon miệng,…

Đặc biệt, tại giai đoạn trẻ đang ăn dặm là khoảng thời gian vàng để phát triển trí não và thể chất, cho nên những hạn chế trọng việc hấp thu chất dinh dưỡng sẽ gây ra các ảnh hưởng lâu dài về sau đến hệ miễn dịch và sức khỏe.

Khi trẻ hấp thu kém, phụ huynh nên cho trẻ ăn các thực phẩm dễ hấp thu hơn như Protein thực vật, các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất xơ trong rau củ thay vì nạp quá thịt. Đi kèm với chế độ ăn trên là những hoạt động vận động cơ thể, tắm nắng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất

Việc phụ huynh cho trẻ nạp quá nhiều chất đạm từ sữa bò và đồ ăn dặm, làm cho bã thải trở nên rắn cũng là một nguyên nhân khiến đường ruột bị tổn thương. Khi trẻ bị táo bón, cần bổ sung chất xơ nhiều hơn vào thực đơn các bữa ăn để giúp trẻ dễ tiêu hóa. Các loại thực phẩm giàu chất xơ gồm có rau mồng tơi, rau dền, rau đay, đu đủ xanh,… Chất xơ giúp loại bỏ cặn bã bám ở thành ruột, tạo không gian để trẻ hấp thu tốt hơn.

Cần biết trẻ có đang mắc các bệnh lý khác về sức khỏe không

Khi trẻ đang mắc phải các bệnh lý đi kèm kéo dài trong một thời gian nhất định sẽ khiến sức khỏe suy giảm, chán ăn, ăn không ngon miệng. Vì vậy lượng thức ăn nạp vào sẽ chỉ đủ để chống lại bệnh và tất nhiên sẽ không thể tăng cân vào lúc này.

Khi trẻ thường ốm vặt, cần tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung các loại củ, đỗ, súp lơ, cà chua, sữa chua… Đặc biệt là cần các thực phẩm có nhiều kẽm, vitamin C, Chlorophyl trong khẩu phần ăn.

Giun, sán là nguyên nhân của chậm tăng cân

Có thể nhiều phụ huynh ít để ý tới điều này, khi trẻ nhiễm giun sán sẽ ảnh hưởng khá nhiều về tình trạng sức khỏe, sẽ khiến trẻ không tăng cân, trong quá trình thức ăn  đi vào dạ dày để chuyển hóa sẽ bị chia nhỏ, lượng dinh dưỡng bị mất đi khá nhiều do giun sán cạnh tranh trong cơ thể của trẻ.

Cân nặng từ cha mẹ, người thân di truyền cho trẻ

Đối với trường hợp ở một khoảng thời gian nhất định, trẻ vẫn vui chơi khỏe mạnh với các tỉ lệ chiều cao, vòng đầu,… vẫn phát triển bình thường nhưng chỉ có cân nặng lại không tăng lên nhiều và vẫn nằm trong ngưỡng tiêu chuẩn thì các phụ huynh có thể yên tâm vì điều này là hoàn toàn bình thường, không phải bệnh lý.

Theo WHO, chiều cao và cân nặng đối với trẻ 8 tháng tuổi là:

Chiều cao:

– Bé trai: 65,1 ~ 74,3 cm

– Bé gái: 63,9 ~ 72,4 cm

Cân nặng:

Bé trai: 6,91 ~ 10,26 kg

– Bé gái: 6,44 ~ 9,53 kg

Ngoài các nguyên nhân trên, nhiều trẻ ăn nhiều nhưng vẫn không lớn còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: Yếu tố di truyền, cân nặng lúc sinh của trẻ, trẻ mắc các bệnh lý về chuyển hóa, nội tiết hoặc có mức chuyển hóa cơ bản cao, tiêu hao nhiều năng lượng nên ăn nhiều vẫn gầy.